CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Làm thế nào để tăng tuổi thọ cho giày của bạn?
Giày da bền hay không, phụ thuộc 70% vào cách bạn chăm sóc nó. Nếu muốn giữ đôi giày da yêu thích và giá trị thật lâu, bạn đừng quên những bí quyết dưới đây.
 

1. Đánh bóng giày

Đánh bóng giày ngay sau khi mua và trước khi sử dụng. Đây là một việc ít người làm, bởi chẳng ai nghĩ rằng cần phải đánh bóng một đôi giày mới tinh cả. Nhưng thực ra, việc này khá có ích. Thứ nhất, nó giúp việc diện giày mới không đau chân. Thứ hai, nó giúp giày được sáng bóng, mềm mại và ngăn ngừa những vết nứt, rạn tốt hơn.
 

2 .Sử dụng shoestree
Nên sắm cho đôi giày yêu thích của mình một đôi shoestree (khuôn lót giày) như thế này để giữ gìn và tôn lên vẻ đẹp đường nét, hình khối của giày da mỗi khi không sử dụng.

Loại gỗ tốt nhất dành cho shoestree là cây tuyết tùng (hay còn gọi là bách hương), một loại gỗ có mùi hương rất tuyệt, có thể kiêm luôn nhiệm vụ khử mùi cho đôi giày của bạn.
 

3. Lau vết bẩn và chống thấm
Không phải lúc nào bạn cũng có thể đánh xi giày. Thay vào đó, bạn hãy tự chế một loại dung dịch đơn giản bằng những nguyên liệu có sẵn tại nhà để làm sạch đôi giày. Để chùi những vết bẩn, dính màu nhanh chóng nhất, bạn cứ pha dung dịch theo tỷ lệ 2 nước ấm : 1/3 giấm. Nhúng khăn mềm vào dung dịch để lau vết bẩn, sau đó, lau lại bằng một chiếc khăn khô.

Ngoài ra, để ngăn ngừa hoàn toàn việc thấm nước vào đôi giày da, bạn có thể dùng Mink Oil – một loại dầu được làm từ mỡ chồn Trung Quốc (đối với giày màu sẫm), xi trong (đối với giày màu sáng), hoặc những hợp chất chống thấm đặc biệt khác.
 

4. Vệ sinh giày thường xuyên

Đừng nên chờ đến khi giày bẩn quá mức mà hãy vệ sinh giày thường xuyên với những sản phẩm đặc biệt cho giày da: bàn chải để phủi bụi bẩn, và khăn sạch để lau lại một lần nữa.
 

5. Xử lý vết xước nhỏ
Đừng vội bỏ đi đôi giày mình yêu thích nếu chúng chỉ bị một vài vết xước nhỏ. Một chút Vaseline sẽ biến đôi giày cũ của bạn trở nên bóng loáng như mới chỉ trong phút chốc.

Ngoài ra, các vết xước nhỏ cũng rất dễ giải quyết với chút kem đánh răng.
 

6 .Xử lý khi giày bị ướt
Bình tĩnh nếu đôi giày bạn thích nhất bị ngập nước. Đừng vội vàng sử dụng các loại hơi nóng, lửa để hơ giày, vì nhiệt độ sẽ làm hư hại bề mặt da, thậm chí làm méo mó hình dáng của đôi giày.
Bạn nên sử dụng báo cũ hoặc khăn sạch nhét vào giày cho đến khi chúng thấm hết nước, đó mới là cách mà một quý ông biết cách chăm sóc giày hành động.

2. Làm sao để sử dụng chai xịt chống thấm nước , chống thấm dầu hiệu quả?
B1: Làm sạch giày ,  lưu ý nếu sản phẩm đang ướt thì phải để khô hoàn toàn.
 

B2: Bạn để chai xịt cách giày 15 cm phủ 1 lớp , rồi đợi tầm 30p sau phủ thêm lớp nữa. Rồi để khô ít nhất 2 tiếng hoặc qua đêm để cho nó hoàn hảo bạn nhé.
Để lớp phủ được đều hãy chắc rằng bạn đã xịt đẫm và ướt đều.

Để an toàn hơn bạn nên xịt trước một chỗ nhỏ ví dụ như gót giày, đáy túi xách để xem có bị phản ứng gây đổi màu trước khi phủ diện rộng.
 
Nếu không có phản ứng phụ ta bắt đầu xịt đều lên lần lượt từng chỗ một đến khi sản phẩm ướt đẫm.
 

Bạn nên để giày khô tự nhiên càng lâu càng tốt.

Đôi lúc lớp phủ bạn phủ lên sau một thời gian ngắn có màu bạc bạn đừng lo vì có 2 nguyên nhân hoặc là lớp xịt chưa khô hết hoặc bạn đã xịt hơi quá tay. Khắc phục đơn giản dùng máy sấy, sấy qua để dung dịch tan hết màu trắng.
 

Sử dụng xong bình xịt đóng nắp chai lại tránh xa tầm tay trẻ em, tránh ánh nắng trực tiếp.

3. Làm gì khi giày bị trầy xước?
Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn 4 bước chữa vết xước trên giày da.
 
Bước 1: Sử dụng một miếng vải mềm đã thấm nước và lau lên bề mặt của đôi giày da cao cấp, đặc biệt là chỗ bị xước. Hãy đảm bảo rằng trước khi lau giày bằng nước, bạn đã loại bỏ hết tất cả bụi bẩn trên giày da bằng bàn chải lông mềm.
 
Bước 2: Sử dụng một miếng giấy nhám để chà xung quanh các chỗ giày da bị xước để làm bằng phẳng những chỗ sần sùi và để giày da khô tự nhiên trong vòng từ 10 đến 15 phút.
 
Bước 3: Thoa kem chữa xước lên chỗ giày da bị trầy rồi lại tiếp tục để giày khô từ 10 đến 15 phút.
 

Bước 4: Sau khi đôi giày da cao cấp của bạn thật sự khô hẳn, bạn cần phải đánh xi lại cho giày. Bạn hãy dùng xi kem không màu hay có trùng màu với giày da rồi thoa lên bề mặt chỗ bị xước một lớp mỏng. Trong vòng 10 phút sau khi giày da đã khô hẳn, bạn sử dụng một chiếc bàn chải lông mềm và tiến hành đánh bóng giày cho đến khi đạt được độ sáng mong muốn.

4. Chai xịt bù màu cho da sử dụng như thế nào?

 – Bộ sản phẩm bù màu cho Giày thương hiệu Columbus 22ml
– Xuất sứ Nhật Bản

– Đây là một chất bổ sung màu bổ sung cho màu sắc của da mờ phớt và giữ màu sắc sống động. Ngoài ra, với hiệu quả giữ ẩm / bảo quản của dầu giúp giữ da ẩm và  chăm sóc da.
 
Cách sử dụng
 

1) Lắc trước khi sử dụng
2) Hãy đặt giấy  hoặc báo bên trong giày để không gây làm ướt  bên trong giày.
3) Lau sạch bui bận  , sau đó  phun lên da giày.
4) Sau khi khô, đánh cho đều 

 * Để tránh bụi bẩn trên bề mặt, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng một loại thuốc chống thấm nước như  AMeDAS.
 
● Màu
 

– Tất cả 12 màu
– Đen, nâu, màu nâu sẫm, cà phê, đỏ, rượu vang, màu xanh đậm, lạc đà, xanh, hồng
– Beige (màu mới), màu xám (màu mới)

5. Giày bị hôi phải làm sao?
Khi giày có mùi hôi chúng ta nên sử dụng các sản phẩm khử mùi hôi cho giày thương hiệu Columbus
 

Công dụng sản phẩm
1.Khử mùi cao, xử lý Hoàn Hảo mùi lạ trong giày của bạn. 
2.Kích thước nhỏ gọn dễ dàng đồng hành khi bạn đi công tác, di lịch, xa nhà… 
3.Khử sạch mùi hôi, ẩm mốc của giày.

4.Sản phẩm được sử dụng cho mọi loại giày: Giày thể thao, giày da, boot, giày đi tỏng nhà, giày ba tanh…Khử triệt để mùi hôi và các vi khuẩn nhỏ ẩn náu trong giày của bạn.
 

Cách sử dụng
– Lắc đều chai
– Xịt vào lòng bàn chân từ khoảng cách 10 – 15cm
– Xịt vào mặt trong của giày. Sau khoảng 3 phút xỏ giày và sinh hoạt bình thường

6. Làm sao để sử dụng hiệu quả xi đánh bóng giày?
Những đôi giày da  bóng loáng sẽ giúp các quý ông luôn tự tin và dễ dàng lấy được thiện cảm của những người xung quanh. Một đôi giày da bóng lộn, sạch sẽ còn thể hiện sự quan tâm đến bản thân đúng mức của người sử dụng. Để có được đôi giày da luôn bóng, các chàng trai có thể thử phương pháp tự đánh xi giày da tại nhà rất đơn giản như sau.
 

Chuẩn bị:
– Một miếng vải sạch hay một chiếc áo phông cũ
– Một chiếc bàn chải (có thể dùng bàn chải đánh răng)
– Xi đánh giày dạng kem hay sáp đều được (xi cùng màu với màu giày nhé)
– Một miếng vải thật mềm

– Dầu mỡ
 

Lưu ý: Có 2 loại xi khác nhau để đánh bóng giày da, đó là xi ở dạng kem và xi dạng sáp:
–  Xi dạng kem sẽ giúp cho lớp da trên giày của bạn trở nên dẻo, mềm hơn, giúp bạn đi êm chân hơn, tránh việc tạo các nếp gấp trên thân giày.

–  Xi dạng sáp thì lại có khả năng giúp cho đôi giày của bạn sẽ không bị thấm nước, làm giảm khả năng bị hư hại do yếu tố môi trường bên ngoài. Bạn nên dùng cả 2 loại xi này để đôi giày của bạn được bảo vệ tốt nhất.
 

Cách đánh xi giày
-Nhớ rằng hãy tháo dây giày trước khi đánh giày nhé. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng đánh bóng đôi giày mà không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý hơn vào mũi giày, bởi đây là điểm thường khuất và  bị bỏ qua khi bạn đánh xi.

– Hãy để giày khô ráo, sau đó dùng bàn chải tán đều xi lên thân giày. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng những loại bàn chải có lớp lông chải cứng và ngắn. Bạn cũng cần đảm bảo rằng bàn chải sạch sẽ, để không làm xước hỏng đôi giày. Đánh phần xi thật đều khắp trên giày, đặc biệt ở những nơi thường xuất hiện đường nứt nhẹ ở đường viền giày, phần gót giày và cả thân giày. Sau khi chải xi xong, hãy để chiếc giày qua một bên để giày ngấm chất xi, và tiếp tục làm với chiếc giày còn lại.

– Sau khi đánh giày xong, bạn hãy sử dụng một chiếc bàn chải khác có phần lông mềm hơn để đánh sạch giày và loại bỏ xi thừa. Nếu có khả năng, bạn nên chuẩn bị mỗi chiếc bàn chải khác nhau cho những đôi giày khác nhau để tránh làm giày bị biến màu do dùng nhiều loại xi đánh giày khác nhau (vì mỗi màu da giày cần sử dụng một màu xi khác nhau để đánh). Động tác khi chải của bạn cũng phải kỹ càng, tốc độ vừa phải và phải dứt khoát. Sử dụng lực từ phần cổ tay để điều khiển chiếc bàn chải tạo ra sức nóng sẽ giúp đôi giày của bạn trông bóng bẩy hơn.

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, hãy dùng một miếng vải mềm để lau đi phần xi còn sót lại trên giày, giúp cho đôi giày được bóng sạch hoàn toàn. Bạn cũng lưu ý nhiều hơn đến mũi giày, vì đây chính là nơi tạo ấn tượng đầu tiên cho những ai tiếp xúc với bạn đấy.

7. Làm thế nào để vệ sinh giày da mà không làm ảnh hưởng quá nhiều tới đôi giày của bạn?

Có 3 loại chính là giày da trơn, giày da lộn và giày da màu trắng

 
1. Vệ sinh giày da trơn
Với những đôi giày da thì việc tránh hạn chế tiếp xúc với nước là yêu cầu bắt buộc vì nó sẽ vị xuống cấp nhanh nếu như bạn tiếp xúc với nước thường xuyên.
 

B1: Dùng khăn mềm để lau sạch những vết bẩn trên bề mặt giày. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng vỏ chuối, sữa tươi… để làm sạch bề mặt da giày cũng rất hiệu quả.

 
B2: Thoa xi lên bề mặt giày bằng bàn trải, nhẹ nhàng đánh xung quang trước sau của đôi giày. Tiếp theo bạn có thể đánh thêm một lớp xi bóng lên bề mặt giày một lần nữa.
 

2. Vệ sinh giày da lộn
Nếu bạn là chủ nhân của những đôi giày da lộn thì việc vệ sinh này sẽ thường xuyên hơn nhiều bởi đơn giản những đôi giày da lộn rất dễ bám bụi.

B1 : Hãy sử dụng loại bàn trải chuyên dụng để loại bỏ những bụi bẩn trên bề mặt của giày. Bạn hãy nhớ chải theo chiều thuận của chất liệu nhé. 
 
B2: Dùng bàn chải nhúng chút nước và chải lên toàn bộ giầy, cọ kĩ phần có vết bẩn. Sau đó dùng miếng kê hoặc cuộn giấy lại, đút vào bên trong nhằm giữ dáng cho giày và để nó khô tự nhiên. Không sử dụng giấy báo bởi mực in có thể lem ra chất liệu.
 

3. Vệ sinh giày da trắng

Không như 2 loại giày da trên giày da trắng rất dễ để lại vết xước trên bề mặt nên bạn cần hết sức cẩn thận khi vệ sinh chúng
 
B1: Hãy tháo dây giày ra trước, dùng vải mềm lau sạch bề mặt bị bám bẩn với những vết bẩn cứng đầu bạn có thể pha một chút nước ấm với xà phòng hay nước rửa chén để trà lên vết bẩn nhưng chú ý phải hết sức nhẹ nhàng.
 

B2: Sau đó một lần nữa hãy dùng nước ấm rửa sạch. Để làm khô, bạn hãy nhồi khăn khô vào bên trong đôi giày để hút nước rồi đem đi sấy khô với nhiệt độ vừa phải, đừng nóng quả bởi sẽ làm hỏng da giày nhé.

8. Thế nào là chăm sóc giày da đúng cách?
Đôi giày da là một trong những phụ kiện luôn đồng hành cùng chúng ta. Thế nhưng không phải nam nhân nào cũng biết cách bảo quản và chăm sóc giày của mình.
 
Một đôi giày da tốt có thể dùng được rất lâu nếu được chủ nhân của chúng chăm sóc cẩn thận. Nếu muốn đôi giày da của mình luôn giữ được phom dáng và vẻ ngoài như lúc mới mua, bạn cần biết cách bảo quản, giữ gìn và chăm sóc bề mặt da. Có thể nhiều quý ông nghĩ việc lau chùi, đánh giày làm mất nhiều thời gian và phiền toái. Thực ra quy trình này khá đơn giản nếu bạn nắm được phương pháp, thêm một ít sự tỉ mỉ và đầu tư về thời gian. Sau đây là những bước cơ bản để chăm sóc giày da của bạn:
 

Bước 1: Làm sạch bề mặt da

Tương tự da của chúng ta, để lớp da thuộc của đôi giày luôn trong tình trạng tốt nhất, chúng cần được vệ sinh và chăm sóc để tránh những vết nhăn hoặc nứt trên bề mặt da. Đầu tiên, đặt cốt giày bằng gỗ vào bên trong để giữ phom dáng cho da, tháo dây giày để tránh dính xi trong quá trình vệ sinh và không làm bẩn tay bạn sau khi hoàn thành. Dùng bàn chải lông ngựa quét sạch bụi bám trên bề mặt da, dùng bàn chải đánh răng lông mềm cũ để làm sạch bụi ở những đường may. Dùng một chiếc áo T-shirt cũ hoặc mảnh vải cotton mềm cuộn quanh ngón tay trỏ và ngón giữa, chấm một ít dung dịch mềm da (leather conditioner), đánh liên tục theo hình vòng cung. Bạn cần thao tác kỹ ở các vết nhăn hoặc xước trên da. Công đoạn này sẽ giảm thiểu những vết rạn nứt, làm mềm da và giúp lớp xi thẩm thấu tốt hơn. Khi hoàn thành, hãy để chất làm mềm da khô trong vài phút.
 

Bước 2: Đánh xi

Những loại xi đánh giày (thường có dạng kem hoặc sáp) giúp tái tạo màu sắc và độ sáng của bề mặt da sau quá trình sử dụng. Bạn cần chọn loại xi có cùng tông màu với màu giày. Hãy chọn loại xi có màu sáng hơn màu giày một chút vì chúng không làm màu giày bị sẫm đi sau khi vệ sinh. Nếu chưa chắc chắn về sự lựa chọn của mình, bạn nên đánh thử một ít lên mặt trong phần đế giày để kiểm tra màu sắc có phù hợp hay không. Dùng một miếng vải cotton hoặc áo T-shirt cũ khác, chấm xi màu rồi đánh liên tục theo hình vòng cung như bước một. Tiếp theo, dùng bàn chải lông ngựa đánh lại giày một lần nữa rồi để cho xi khô.
 

Bước 3: Đánh bóng da
Khi vệ sinh giày da, chúng ta thường dừng lại ở bước đánh xi. Để lấy lại vẻ ngoài hoàn hảo ban đầu cho đôi giày, bạn phải dành thêm thời gian để đánh bóng lớp da với nước và sáp. Đổ một ít nước vào nắp hủ sáp bóng. Quấn mảnh vải cotton sạch vào ngón tay trỏ và ngón giữa như các bước trước rồi chấm một ít sáp. Nhúng ngón tay đeo nhẫn vào nước, phẩy vài giọt lên bề mặt da rồi dùng phần vải đã chấm sáp chà mạnh để nước và sáp thấm đều vào da. Việc này giúp lấp đầy những vết rạn, nứt trên bề mặt da và tái tạo độ bóng cho đôi giày. Công đoạn này sẽ mất một ít thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn vì bạn phải đánh nhiều lớp sáp mỏng lên da để đạt được kết quả tối ưu. Sau cùng, sử dụng một miếng vải có chất liệu nylon (giống tất da của phụ nữ) lau lại bề mặt da, xỏ dây giày và tận hưởng thành quả của mình.

Cốt giày (shoetrees).
 

Được mô phỏng theo hình dáng bàn chân chúng ta, làm bằng gỗ cứng với trục lò xo kim loại. nó giúp giữ dáng giày, có tác dụng hút ẩm và loại bỏ mùi hôi trong giày sau một ngày dài sử dụng.

9. Vệ sinh và bảo vệ giày da lộn (suede) như thế nào?
Da lộn là một chất liệu rất khó bảo quản và kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt là đối với Việt Nam, một đất nước có lượng ẩm cao quanh năm với những cơn mưa dai dẳng hàng tháng. Tuy nhiên, giờ chúng ta đã có những dung dịch chống thấm rất hữu dụng cho đồ da, đặc biệt cho cho thời tiết mưa gió từ khoảng tháng Sáu đến cuối năm.
 

Không có thứ gì quái lạ như da lộn, khó bảo quản và giữ tuổi thọ khi bị dính nước nhưng những vết bẩn dính trên nó lại dễ dàng được lau đi với một chút nước. Bảo quản da lộn không giống da thường, phải trang bị những kiểu bàn chải vệ sinh đặc dụng riêng. Chọn loại bàn chải lông mềm cho những vùng giày có diện tích dài, tiết diện càng dài thì lông phải càng mềm, đối với vùng có tiết diện ngắn thì chọn loại lông cứng (wire brush).

Cách vệ sinh cũng khác, thay vì chải vòng tròn hay lung tung như giày da thì đối với da lộn bạn phải chải theo một hướng để phủi sạch bụi bẩn. Cứ tưởng tượng bạn đánh răng đúng cách theo hướng dẫn nha sĩ như thế nào thì cứ thế mà làm với đôi giày của mình.
 

Khuyến khích tìm mua những loại chai xịt chống nước, phun đều lên toàn bộ bền mặt đôi giày trước khi ra khỏi nhà để hạn chế tối đa việc bị thấm nước và bụi bẩn. Sẽ giúp bảo quản tuổi thọ giày được lâu hơn và vệ sinh cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

10. Những sản phẩm chuyên dụng chăm sóc giày là gì?
Những vật dụng nêu ra dưới đây là những item cơ bản cần thiết trong việc chăm sóc giày.
 

Bàn chải giày
Trong việc đánh bóng giày, bàn chải luôn là thứ không thể thiếu và cần phải nắm rõ một số quy tắc quan trọng: Luôn trang trị bàn chải riêng biệt cho những màu giày khác nhau, một cho màu đen, một cho màu nâu và một dành cho những màu sáng.

Vải đánh bóng.
 
Nên chọn vải chất liệu linen và cotton, chúng rất hiệu quả trong việc tẩy bay đi bụi bẩn và đánh bóng hiệu quả.
 

Sản phẩm chăm sóc da

Dung dịch chăm sóc giày da giúp làm mềm da, khiến chúng sáng bóng và đồng thời kéo dài tuổi thọ sử dụng
 

Xi đánh bóng

Không giống như xi đánh bóng có gốc sáp (wax-based), sản phẩm có gốc kem có tác dụng làm nổi bật màu sắc tự nhiên của đôi giày da nam. Nhưng đừng lạm dụng quá nhiều trong mỗi lần đánh xi, chỉ một lượng nhỏ là đủ để làm tôn bật lên các sắc màu.
 

Chai xịt chống thấm :
-Đây là loại xịt chống thấm nước không gây bẩn và ngăn ngừa các vết xước
 chống thấm nước / chống dầu hiệu quả
-Có thể được sử dụng cho giày da tự nhiên như da bóng, da chải và các sản phẩm da khác, vải, da nhân tạo.
Chai xịt khử mùi 

Chai xịt khử mùi cho giày
 

Loại bỏ mùi mốc và khử trùng

● Các thành phần khử mùi thực vật khử mùi không khí trong giày.
 

Chất chống vi trùng hương hoa ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trở thành nguồn mùi hôi trong giày.

Cót giày (shoe tree).
 
Nếu bạn đang băn khoăn làm cách nào để giữ phom dáng và ngăn ngừa ẩm mốc, cót giày là sản phẩm duy nhất đem lại chức năng tương ứng và đồng thời là thứ không thể thiếu cho những đôi giày da.
 

Ngoài giữ phom dáng khỏi hư hại thì nó còn có khả năng chống ẩm mốc trong những nơi có độ ẩm cao hay mưa nhiều. Ngoài ra, những sản phẩm cao cấp từ gỗ tuyết tùng, gỗ thông, đàn hương… còn mang hương thơm tự nhiên khử mùi cực hiệu quả.

11. Cách đánh bóng túi da?
Thông thường túi da hay các sản phẩm được làm từ da càng dùng lâu thì độ bóng sẽ càng tăng lên nhờ vào độ ma sát, tuy nhiên để có được một chiếc cặp bóng đều và đẹp cần phải kết hợp việc đánh bóng và chăm sóc da đúng cách. Lưu ý, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm để giữ cho da luôn được mềm mại, không bị nứt nẻ.
 
– Cách 1: Có một cách đơn giản, không tốn chi phí mà lại vô cùng hiệu quả là bạn có thể dùng lòng bàn tay chà xát vào bề mặt túi da, bề mặt cặp càng nóng thì sản phẩm sẽ càng nhanh bóng.
 
– Cách 2: Sử dụng một miếng vải nỉ mềm hoặc một tấm vải mịn bằng chất liệu bất kỳ. Nhúng nhẹ miếng vải vào sữa tươi (sữa tươi có đường), sau đó chà mạnh lên bề mặt da và xoay thật đều theo lối xoay tròn. Cuối cùng, lấy vải khô lau sạch, chiếc cặp của bạn sẽ mới và bóng đẹp hơn.
 

– Cách 3: Sử dụng dầu bóng, kem hoặc xira. Dùng một miếng vải mịn hoặc bàn chải, thấm vào các loại hoá chất trên và bôi đều lên bề mặt da, chờ vài phút cho hoá chất thấm đều vào da cặp và khô đi, sau đó chà mạnh lên bề mặt da. Khi bạn chà càng mạnh và càng nóng thì da lại càng bóng đẹp.

12. Làm thế nào để bảo quản túi da?
7 nguyên tắc bảo quản túi da hàng hiệu
 
Với một chiếc túi trị giá hàng nghìn USD, bạn cần thoa kem dưỡng ẩm cho chúng hàng tháng.
 

1. Dùng dung dịch bảo vệ chất liệu da
Ngày nay, thị trường có những dung dịch dạng xịt giúp túi chống thấm dầu và nước nên giảm khả năng bám bẩn.

Dung dịch được sản xuất dưới hai dạng phổ biến là gel và sữa giúp tăng độ bền cho túi. Sau khi mua và trước khi sử dụng túi, đặc biệt là da lộn, bạn nên xịt chất bảo vệ lên toàn bộ bề mặt và để qua một đêm. Nên xịt thử trước một góc nhỏ để xem da có bị mất màu không.
 

2. Cất túi đúng cách

Đây là nguyên tắc quan trọng nếu không thường xuyên dùng phụ kiện này. Chiếc túi sẽ hỏng nhanh nếu bị ném vào đống lộn xộn dưới đáy tủ. Lời khuyên là để túi trong một bọc chống bụi và giữ ở vị trí thẳng đứng. Nên nhét giấy báo, miếng xốp hoặc khăn quàng cổ… vào trong để túi giữ phom dáng. Ngoài ra, hãy tháo dây đeo cất vào trong túi nếu không dùng thời gian dài.
 

3. Tẩy bẩn đúng cách
Mỗi dạng vết bẩn sẽ có phương pháp tẩy phù hợp. Dưới đây là mẹo cho một số vết bẩn phổ biến:
– Vết thức ăn: Dùng bột phấn trắng rắc lên rồi để qua một đêm. Sáng hôm sau dùng một miếng vải sạch lau đi.
– Vết dầu: Nhanh tay rắc bột ngô vào vết bẩn, chà mạnh đến khi vùng ấy nóng lên để giúp bột thấm dầu nhanh chóng. Sau cùng, phủi hết lớp bột còn lại bằng một miếng vải sạch.
– Vết mực: Với vết mực mới hãy dùng cục gôm tẩy trắng để đánh bay vết bẩn ngay lập tức. Tuy nhiên, không nên chà xát quá mạnh dễ làm màu mực loang rộng và bám chặt hơn. Với vết mực khô, cần ra hàng để có cách xử lý chuyên nghiệp.
– Vết nước bẩn: Nếu chẳng may túi bị dính bùn đất hay nước bẩn, hãy để nó khô tự nhiên. Sau đó mang túi đến cửa hàng giặt tẩy chuyên nghiệp để lấy sạch vết bẩn.

– Mùi hôi: Đặt vào trong túi xách một túi bột nở hoặc để túi vào trong túi hút chân không 1-2 ngày. Bạn cũng có thể dùng một hai tờ giấy hút ẩm đặt trong túi vài ngày để khử bớt mùi hôi.
 
4. Bảo quản lớp lót bên trong túi
Với mỹ phẩm dạng nước hay các lọ đựng chất lỏng, nên bọc bằng túi nhựa riêng trước khi cho vào túi xách để không bị tràn ra ngoài làm hỏng lớp lót. Với bút mực, hãy đóng nắp cẩn thận hoặc tốt hơn là cất trong hộp đựng bút để hạn chế dây mực ra lớp lót.
 
5. Chăm sóc phần kim loại trên túi
Phần kim loại góp phần không nhỏ cho diện mạo túi xách. Vì vậy, tránh để những vật thể cứng làm trầy xước kim loại này. Với trường hợp bị hoen gỉ hay xỉn màu, bạn có thể dùng miếng bọt biển mềm để chùi sạch. Lưu ý không nên dùng bàn chải lông cứng vì có thể gây trầy xước nhiều hơn.
 
Thứ sáu, với vết bẩn khó trị hoặc hỏng hóc do thời gian không thể tự sửa, lời khuyên là mang chúng đến cơ sở chuyên nghiệp. Hầu hết hiệu sửa giày cũng chữa túi xách rất tốt. Họ sẽ làm sạch, khôi phục màu sắc của chất liệu và thay khóa kim loại nếu có thể.
 
7. Duy trì các thói quen khi dùng túi hàng hiệu
– Tránh cầm trực tiếp vào túi nếu tay bẩn, cầm gián tiếp qua một chiếc khăn.
– Tránh để túi phơi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời.
– Nếu có điều kiện, nên sử dụng luân phiên những chiếc túi khác nhau để tránh một chiếc bị xuống cấp quá nhanh.
– Dùng bản chải chuyên dụng cho da lộn khi bảo quản chất liệu này.
– Dùng kem dưỡng ẩm cho chất liệu da, thoa đều lên túi hàng tháng, giúp túi da dẻo dai hơn và hạn chế các vết nứt.
– Hàng tuần, lau sạch bụi bám trên túi bằng miếng vải mềm.
13. Làm sao để bảo quản giày da không bị nổ?
Nếu bạn thường xuyên sử dụng giày, nên lau sạch và đánh xi từ 1 đến 2 lần trong tuần.
 
Nếu bạn ít khi sử dụng thì trước lúc đi bạn nên đánh xi để làm sạch bụi bẩn.
 
Với những đôi giày chờ đến dịp mới sử dụng thì nên đánh xi hay sáp đánh bóng cho thật sạch và sau đó nhét giấy báo vào giày để giữ phom giày không bị biến dạng, rồi cất giữ trong túi nylon. Hoặc mỗi lần cất giữ giày bạn nên dùng mỡ lợn hoặc dầu thực vật để bôi lên da giày để giữ da. Đây là cách bảo quản giày da không bị nổ một cách tốt nhất/
 

Chú ý: Một điểm đáng chú ý nữa là các bạn không nê n sử dụng xăng, dầu, axit hoặc kiềm tiếp xúc với giày da vì chúng sẽ làm cho da bị ố, gây mục nát chỗ da tiếp xúc

14. Cốt giày Shoe trees quan trọng như thế nào?
Cốt giầy trong tiếng Anh có nghĩa Shoe trees . Thường thì khi đi chọn mua giầy có thể chúng ta thấy giầy trưng bày trên kệ, bên trong giầy có khi có lót giấy hoặc một khung gỗ. Và khung gỗ đó chính là Shoe trees- cốt giầy. Cốt giầy có hình dạng giống một chân được đặt bên trong chiếc giầy nhằm để bảo quản và giữ cho đôi giầy được đúng dáng, không bị gấp khúc tạo nếp nhăn khi có các tác động đi lại hay thời tiết thay đổi để kéo dài tuổi thọ của giầy.
 

Cốt giầy quan trọng không thể thiếu khi chúng chính là vật bảo vệ, chăm sóc một cách đầy chuyên nghiệp và khoa học cho đôi giầy của bạn thay vì sử dụng “cục” giấy để nhồi. Lưu ý, giấy thường thấy để nhồi trong giầy của các nhãn hàng cao cấp để hút ẩm, không có tác dụng giữ form cho giầy. Nếu bạn là người chỉnh chu, quan tâm đến các cuộc gặp gỡ cần sự trang trọng trong công việc lẫn cuộc sống thì cũng hiểu một đôi giầy đúng dáng, không có nếp nhăn cũng gây ấn tượng vô cùng quan trọng, thể hiện bạn là một người đàn ông vô cùng tinh tế.

Với những vấn đề như ngày xỏ giầy 8-10 tiếng liên tục, đôi chân tất yếu sẽ tiết ra mồ hôi ngấm vào lớp giấy lót cũng như da giày- nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc lớp da bên trong giầy hay mốc, nhăn nhúm => đi tong đôi giầy đắt tiền. Vậy thì cốt giấy với hình dáng form bàn chân cùng những chất liệu gỗ cứng, lò xo kim loại trong trường hợp này sẽ giữ dáng giày cho bạn, bên cạnh đó chúng hút ẩm, loại bỏ mùi khó chịu sẽ khiến cho đôi giầy của bạn luôn sạch sẽ và khô thoáng.
 

Cốt giầy thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại có tấm dán tem, có hoặc không một thân thép nối từ mũi giầy đến gót, đây là những loại cốt thông thường nên rẻ hơn và tốt hơn thích hợp sử dụng khi bạn đi du lịch. Các loại không có thân thép nối có thể thay thế bằng lò xo gia hạn hặc điều chỉnh hai mảnh thân vừa vặn bằng ốc cơ học để cố định chúng cho đúng với kích cỡ của đôi chân trước khi lồng vào giầy. Phần đế của cốt giầy thường có quai hoặc tay nắm bằng đồng tại mảnh gót chân cho các ngón tay để dễ dàng nắm và kéo ra khỏi cây khi điều chỉnh.
Cốt giầy chất lượng cao hơn thì được làm từ gỗ, thường là gỗ tuyết tùng (giúp kiểm soát mùi và hút ẩm cực tốt). 

15. Pantone TPG và TCX là gì?

Pantone TPX (TPG) hoặc Pantone TCX là tên gọi ngắn gọn của lọai sản phẩm thuộc dòng Pantone Fashion+Home, chuyên dùng để so sánh màu sắc trên chất liệu vải hoặc da hoặc giả da. 

a)  Pantone TPX được làm bằng giấy (P=Paper), sản phẩm có dạng xòe hình cánh quạt và loại có hình dạng như một cuốn tự điển Anh_Việt, có khổ giấy cỡ A4.
   * Lọai TPX xòe hình cánh quạt thường có tên gọi là Pantone Color Guide
   * Lọai TPX có dạng hình quyển sách thường có tên gọi là Pantone Color Specifier
 
Mã màu có dạng: xx-xxxx TPX. Ví dụ như: 13-0947 TPX hoặc 14-0955 TPX.
 
Đến phiên bản năm 2016, lọai Pantone TPX xòe cánh quạt được đổi tên thành TPG.
Ví dụ: 18-1438 TPX đổi thành 18-1438 TPG; hoặc 14-0955 TPX được đổi thành 14-0955 TPG
b)  Pantone TCX được làm bằng vải (C=Cotton), đây là sản phẩm chuyên dùng so sánh màu sắc trên chất liệu vải, sản phẩm có hình dạng như một quyển sách tự điển Anh_Việt, có kích thước gần giống tờ giấy A4. Pantone TCX có lọai nhỏ và lọai lớn.
 
   * Pantone TCX nhỏ thường có tên gọi Pantone Cotton Passport, kích thước nhỏ hơn khổ giấy A4. Được làm từ chất liệu cotton nên có độ so sánh màu sắc chính xác hơn so với sản phẩm được làm bằng giấy. 
 
   * Pantone TCX lớn có tên gọi là Pantone Cotton Planner, kích thước to gần bằng tờ giấy A4, bên trong chứa nhiều mẫu màu bằng vải có kèm theo mã số màu được đánh số theo quy định của Pantone, như là 11-xxx TCX hoặc 17-xxx TCX…
16.Pantone nào chuyên dùng trong ngành thời trang, may mặc..?

Sau đây là các loại pantone: 

  • Chuyên dùng trong ngành thời trang, may mặc, dệt nhuộm, thiết kế thời trang vải, da, giả da, nội thất…

  • Chỉ dùng để so sánh màu sắc trên chất liệu vải. Dòng sản phẩm này có lọai làm bằng giấy TPX, và lọai làm bằng vải cotton TCX.

1. Pantone Fashion+Home Color Guide FHIP110N
  • Dùng trong ngành thời trang.
  • Để so sánh màu sắc
  • Không có công thức pha màu
  • Sách được làm bằng giấy nên gọi là Pantone TPX
  • Từ phiên bản năm 2016, Pantone TPX được đổi thành TPG.
  • Gồm 2.100 màu. Có 2 cuốn trong một hộp.
  • Riêng phiên bản 2016+, mã FHIP110 có tăng thêm 210 màu, bao gồm 2.310 màu.
    Gồm có 3 cuốn trong một hộp (cuốn nhỏ chứa 210 màu mới năm 2016).
  • Đến tháng 12/2016 đã cho ra bộ FHIP110N, vẫn bao gồm 2310 màu nhưng được tích gộp chung thành 02 cuốn/bộ
 
2. Pantone Fashion+Home Cotton Passport FHIC200
  • Dùng trong ngành thời trang.
  • Để so sánh màu sắc
  • Không có công thức pha màu
  • Sách được làm bằng vải cotton nên gọi là Pantone TCX
  • Bộ này là bộ thu nhỏ của  Pantone Cotton Planner
  • Gồm 2310 màu bổ sung thêm 210 màu mới năm 2016.
3. Pantone Fashion+Home Cotton Planner FHIC300
  • Đây là phiên bản mới nhất năm 2016.
  • Dùng trong ngành thời trang.
  • Để so sánh màu sắc
  • Không có công thức pha màu
  • Sách được làm bằng vải cotton nên gọi là Pantone TCX
  • Bộ này là bộ lớn của  Pantone Cotton Passport
  • Gồm 2310 màu, bổ sung thêm  210 màu mới.
17. Pantone nào chuyên dùng trong ngành in ấn bao bì ?

Sau đây là các loại pantone

  • Chuyên dùng trong ngành in offset, in flexo, in lụa, in ống đồng, in typo,… các xí nghiệp in ấn bao bì giấy, bao bì nhựa, decal, thiết kế design tạo mẫu trên máy tính, các nhà máy sản xuất màu mực in, sản xuất màu sơn, phẩm màu công nghiệp, sản xuất đèn cầy, thủ công mỹ nghệ…

  • Dùng để sơn phủ lên bề mặt gỗ, mây tre lá, gốm sứ, nhựa,

1.Pantone Formula Guide Solid Coated/Uncoated  GP1601N 
  • Tên thường gọi là Pantone màu pha hoặc gọi là Pantone U/C vì bộ này có 2 cuốn gồm U và C.
  • Gồm 1755 pha đồng nhất.
  • Bao gồm 14 màu cơ bản.
  • Có công thức pha màu theo định lượng gram.
  • Dùng cho ngành in ấn bao bì, sản xuất mực in, màu công nghiệp, màu sơn…
  • Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất như sơn phủ trên gỗ, men sứ và chế tạo màu dệt nhuộm…
  • Trong phiên bản năm 2016, tăng thêm 112 màu mới, nâng tổng cộng số màu lên là 1867 màu, đây là bộ mới nhất trong năm.
2.Pantone CMYK Coated/Uncoated.
Mã: GP5101
  • Gồm 2868 màu hệ CMYK.
  • Bao gồm 4 màu cơ bản CMYK.
  • Có công thức pha màu mô phỏng theo hệ CMYK.
  • Dùng cho thiết kế, design trên các phần mềm đồ họa…
  • Một bộ gồm 2 cuốn, 1 cuốn màu bóng (Coated hoặc C) và 1 cuốn màu mờ (Uncoated hoặc U).
3.Pantone Color Bridge Coated/Uncoated GP6102N 
  • Gồm 1761 màu hệ CMYK.
  • Bao gồm 4 màu cơ bản CMYK.
  • Có công thức pha màu mô phỏng theo hệ CMYK.
  • Có màu HTM cho thiết kế website.
  • Có mã màu C/U để đối chiếu với Pantone C/U
  • Một trang gồm có 2 cột mã màu Pantone. Cột đầu là cột mã Pantone C/U và HTML. Cột thứ 2 là mã màu CMYK theo tỉ lệ mô phỏng từ 0-255.
  • Dùng cho thiết kế, design trên các phần mềm đồ họa…
  • Một bộ gồm 2 cuốn, 1 cuốn màu bóng (Coated hoặc C) và 1 cuốn màu mờ (Uncoated hoặc U).
4.Pantone Pastel & Neon Coated/Uncoated  GG1504
  • Gồm 210 màu pha. Trong đó có 154 màu phấn và 56 màu phản quang neon.
  • Có công thức pha màu theo định lượng gram.
  • Ứng dụng trong ngành thiết kế đèn quảng cáo, mỹ phẩm, sơn móng tay hoặc phấn mắt cho nữ..
5.Pantone Skintone Guide STG201
  • Gồm 110 màu.
  • Được đánh mã số từ 1Y01 đến 4R15.
  • Không công thức pha màu.
  • Dùng cho trang điểm, thiết kế tạo mẫu thời trang, sản xuất tay chân giả,…
  • Một bộ gồm 1 cuốn, mã màu có dạng 1Y01SP hoặc 4R15SP.
18. Pantone nào sử dụng trong ngành sản xuất màu mực?

Sau đây là các loại pantone:

  • Chuyên dùng trong ngành sản xuất màu mực, màu in có ánh kim…

  • Ứng dụng trong in thiệp mời đám cưới, dùng trong xi mạ kim lọai, giả kim làm vỏ hộp nhựa màu ánh kim của Iphone, sản xuất pha màu mực có ánh kim…

1. Pantone Metallics Coated.
Mã: GG1507
  • Tên thường gọi là Pantone kim lọai 4 số, bởi vì mã số màu Pantone có 4 chữ số. Đứng đầu là số 8xxx.
  • Bộ này có 301 màu kim lọai gồm màu đồng, màu vàng gold có ánh kim lấp lánh.
  • Có công thức pha màu nên cũng có thể gọi là Pantone màu pha.
  • Ứng dụng cho ngành in ấn thiệp mời có cáng lớp màu kim lọai, pha chế màu sơn kim lọai…
 
2. Pantone Premium Metallics Coated.
Mã: GG1505
  • Tên thường gọi là Pantone kim lọai 5 số, bởi vì mã số màu Pantone có 5 chữ số. Đứng đầu là số 10xxx.
  • Bộ này có 300 màu kim lọai gồm màu đồng, màu vàng gold có ánh kim lấp lánh.
  • Có công thức pha màu nên cũng có thể gọi là Pantone màu pha.
  • Ứng dụng cho ngành in ấn thiệp mời có cáng lớp màu kim lọai, pha chế màu sơn kim lọai…
3. Máy đo màu Pantone X-rite
Mã: RM200-QC
  • Tên thường gọi là máy đo màu Pantone.
  • Thiết bị di động, cầm tay nhỏ gọn để đo, chụp nhanh mẫu màu.
  • Kích thước 13 x 9.5 x 4 cm.
  • Dùng để đo, so sánh và báo cáo độ ổn định màu sắc (Có xuất file báo cáo dạng PDF, CSV).
  • Máy đo có thể dùng để test (kiểm tra), quản lý tính đồng nhất, nhất quán của màu sắc sản phẩm rất dễ dàng.
  • Sử dụng công nghệ tiên tiến cho kết quả chụp chính xác.
  • Có loa và mic để ghi âm
  • Có thể đo lường trên các bề mặt vải, nhựa, kim loại và màu sơn.
  • Sử dụng hệ điều hành MS Windows 7 hoặc hơn.
  • Khối lượng: 1.1 kg (2.5lb).
  • Có kết nối USB
  • Sử dụng pin Lithium (có kèm 1 viên pin theo sản phẩm).
  • Màn hình hiển thị: Màn hình màu TFT, kích thước 4.5cm.
  • Khẩu độ đo: 7.0mm, 3.5mm
  • Kiểu ánh sáng: D65 / 10 o and A / 10 o.
  • Thời gian đo: 3 giây
  • Bộ nhớ có thể chứa: 350 mẫu
  • Dùng để chụp và đo màu sắc trên mẫu, so sánh màu sắc. Chụp rõ trên nhiều chất liệu như vải, sơn, kim loại,…
4. Máy đo màu Pantone Capsure
Mã: RM200-PT01
   Dùng để chụp và đo màu sắc trên mẫu, so sánh màu sắc. Chụp rõ trên nhiều chất liệu như vải, sơn, kim loại,
  • Thiết bị di động, cầm tay nhỏ gọn để đo, chụp nhanh mẫu màu.
  • Kích thước 13 x 9.5 x 4 cm.
  • Dùng để đo, chụp màu sắc, nhanh chóng, chính xác.
  • Có thể chụp bất kỳ trên bề mặt chất liệu hay mẫu vải nào. Kể cả chụp những hoạ tiết, hoa văn nhỏ, có nhiều màu.
  • Sử dụng công nghệ tiên tiến cho kết quả chụp chính xác.
  • Bộ nhớ chứa sẵn hơn 11.000 màu Pantone gồm: dòng Pantone Fashion+Home và dòng Plus series (CMYK và Formula Guide).
  • Có thể nâng cấp, cập nhật thư viện màu mới cho bộ nhớ qua cổng USB.
  • Bộ nhớ: Lưu 100 màu chụp.
  • Sử dụng pin Lithium (có kèm 1 viên pin theo sản phẩm).
  • Màn hình hiển thị: Màn hình màu, kích thước 1.75 inch.
  • Có thể đồng bộ chung với phần mềm thiết kế phổ biến như Adobe® Photoshop®, Adobe Illustrator® and QuarkXPress®
  • Chuyển đổi qua lại dễ dàng giữa các thư viện màu Pantone.
19.Pantone nào chuyên dùng để so sánh màu sắc trong nhiều lĩnh vực?

Sau đây là các loại pantone:

  • Chuyên dùng để so sánh màu sắc trong nhiều lĩnh vực, ứng dụng đa ngành nghề…

  • Dòng sản phẩm Pantone Chip luôn luôn không có công thức màu pha, chỉ dùng để so sánh màu.

  1.Pantone Solid Chip Book Coated /Uncoated.

Mã: GP1606N

  • Sách có dạng hình quyển sách cỡ khổ giấy A4.

  • Đây là phiên bản của năm 2016,có bổ sung 112 màu mới..

  • Không có công thức pha màu theo định lượng gram.

  • Có thể xé rời.

  • Mỗi mã màu có 6 miếng nhỏ xé rời được.

  • Mỗi miếng nhỏ có kích thước 1.5cm x 2.5cm

  • Tổng cộng 1867 màu, tăng thêm 112 màu mới, bao gồm 14 màu cơ bản.

  • Chỉ dùng so sánh màu sắc trong in ấn bao bì giấy, nhựa, gốm sứ, màu sơn, trang trí nội thất,…

2. Pantone Pastel Neon Chip Coated – GB1504
  • Sách có dạng hình quyển sách cỡ khổ giấy A4.

  • Không có công thức pha màu theo định lượng gram.

  • Có thể xé rời.

  • Mỗi mã màu có 6 miếng nhỏ xé rời được.

  • Mỗi miếng nhỏ có kích thước 1.5cm x 2.5cm

  • Tổng cộng 210 màu, bao gồm 154 màu phấn và 56 màu phản quang.

  • Dùng trong ngành sản xuất mỹ phẩm với gam màu sáng, thiết kế đèn quảng cáo, sản xuất giấy phản quang…

3.Pantone Metallic Chip Coated.
Mã: GB1507
  • Sách có dạng hình quyển sách cỡ khổ giấy A4.

  • Không có công thức pha màu theo định lượng gram.

  • Mỗi mã màu có 6 miếng nhỏ xé rời được.

  • Mỗi miếng nhỏ có kích thước 1.5cm x 2.5cm

  • Tổng cộng 301 màu.

Dùng trong ngành sản xuất sơn, bộ màu kim lọai…
4. Pantone Premium Metallic Chip Coated Mã: GB1505

  • Sách có dạng hình quyển sách cỡ khổ giấy A4.

  • Không có công thức pha màu theo định lượng gram.

  • Mỗi mã màu có 6 miếng nhỏ xé rời được.

  • Mỗi miếng nhỏ có kích thước 1.5cm x 2.5cm

  • Tổng cộng 300 màu.

  • Dùng trong ngành sản xuất sơn, bộ màu kim lọai…

20. Pantone C, Pantone U và Pantone M là gì?

Về mặt cơ bản thì Pantone U và Pantone C chẳng khác là bao nhiêu. Pantone C thì được dùng để pha chế các màu sẽ được in hoặc phủ lên bề mặt chất liệu có độ bóng sáng và Pantone U thì ngược lại, chỉ để sơn hoặc phủ lên bề mặt chất liệu không cần độ bóng sáng. Pantone M (matt) là tên gọi cũ trước đây của Pantone U, đó là Pantone không có cáng màng bóng, dùng cho bề mặt chất liệu có độ mờ. Bây giờ, Pantone M đã không còn được gọi đến nữa mà được thay bằng Pantone U.

Cả hai cuốn Pantone C và Pantone U đều có mã màu gần như nhau nhưng chỉ khác nhau giữa chữ C hoặc chữ U đi theo sau các con số.
 
Ví dụ: Pantone 7468 C hoặc 7468 U.
Pantone U và Pantone C là tên gọi rất chung chung, bởi vì do thói quen gọi nhầm của người dùng và Pantone C và U đều có trong nhiều lọai sản phẩm khác nhau như Pantone Formula Guide, Pantone Metallics và Pantone CMYK, Pantone Color Bridge, Pantone Chip Book… Do đó, cho nên bạn cần phải nắm rõ nhu cầu sử dụng lọai Pantone nào cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của bạn.